Phẫu thuật nội soi khớp gối là gì? Các công bố khoa học về Phẫu thuật nội soi khớp gối

Phẫu thuật nội soi khớp gối (arthroscopy) là một quá trình phẫu thuật tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến khớp gối. Phẫu t...

Phẫu thuật nội soi khớp gối (arthroscopy) là một quá trình phẫu thuật tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến khớp gối. Phẫu thuật này thực hiện bằng cách sử dụng một ống nội soi mỏng được chèn qua các cắt nhỏ trên da để xem và thực hiện các thủ tục trong khớp gối. Việc sử dụng công nghệ nội soi giúp cho việc chẩn đoán được chính xác và cung cấp khả năng can thiệp một cách nhỏ gọn và ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật mở. Phẫu thuật nội soi khớp gối có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề như sẹo mặt cụt dân mạch, đứt dây chằng, viêm nhiễm và loãng xương ở khớp gối.
Phẫu thuật nội soi khớp gối thường được thực hiện trong một phòng mổ dưới sự điều chỉnh của bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật khớp. Quá trình phẫu thuật bắt đầu bằng việc đưa bệnh nhân vào trạng thái gây mê hoặc tê tĩnh mạch để đảm bảo sự thoải mái và ổn định.

Sau khi bệnh nhân được chuẩn bị, bác sĩ sẽ thực hiện một số cắt nhỏ trên da xung quanh khớp gối để chèn các dụng cụ vào. Một trong số các cắt có thể sử dụng để chèn ống nội soi nhỏ, trong khi các cắt khác được sử dụng để chèn các công cụ phẫu thuật nhỏ khác như nhíp, dao nạo và kim loại để tiến hành việc điều trị.

Sau khi ống nội soi được đặt vào khớp gối, bác sĩ sẽ sử dụng nó để xem cận thận khớp gối và các cấu trúc bên trong như cơ, gân, dây chằng, xương và màng bao khớp. Quá trình này được truyền hình qua một màn hình, cho phép bác sĩ xem rõ và chẩn đoán chính xác về tình trạng của khớp gối.

Ngoài việc chỉ chẩn đoán, bác sĩ còn có thể sử dụng các công cụ nội soi để thực hiện các thủ tục điều trị. Ví dụ: làm sạch các mảng tử cung (sẹo mặt cụt dân mạch), sửa lại hoặc loại bỏ các miếng mô bị tổn thương, cắt đi các mảng xương gãy hoặc loãng xương, làm sạch hoặc loại bỏ mô viêm nhiễm, và khâu lại các dây chằng hoặc mô xung quanh khớp gối.

Sau khi quá trình phẫu thuật hoàn tất, các cắt nhỏ trên da được khâu lại hoặc băng lại và băng cứng có thể được đặt để giữ cho khớp gối ổn định trong quá trình phục hồi. Đa số các bệnh nhân có thể được xuất viện trong ngày và cần tuân thủ một kế hoạch chăm sóc sau phẫu thuật, bao gồm việc nghỉ ngơi, sử dụng đá lạnh, đặt bàn chân lên cao và tham gia vào các bài tập và liệu pháp vật lý để tái habilitati.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "phẫu thuật nội soi khớp gối":

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê liên tục thần kinh đùi kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm
Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê liên tục thần kinh đùi kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối được chia thành 2 nhóm bằng nhau: Nhóm 1 được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng, nhóm 2 được giảm đau sau mổ bằng gây tê thần kinh đùi liên tục kết hợp gây tê thần kinh hông to. Kết quả: Điểm đau VAS trung bình khi nghỉ ngơi và khi vận động của hai nhóm tương đương nhau tại hầu hết thời điểm nghiên cứu. Hiệu quả giảm đau tốt và khá đạt là 93,3%  ở nhóm gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to so với 96,7% ở nhóm gây tê ngoài màng cứng. Tỷ lệ gây tê thành công đạt 100% so với 96,7% ở nhóm gây tê ngoài màng cứng. Kết luận: Phương pháp gây tê thần kinh đùi liên tục kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đau sau mổ nội soi khớp gối tương đương với phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
#Gây tê thần kinh đùi #thần kinh hông to #gây tê ngoài màng cứng #phẫu thuật nội soi khớp gối.
DẤU HIỆU LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH MRI VÀ TỔN THƯƠNG TRONG MỔ CỦA RÁCH SỤN CHÊM KHỚP GỐI DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 2 - 2021
Từ 7/2019 đến 5/2020 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 48 bệnh nhân rách sụn chêm khớp gối do chấn thương, được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt tạo hình sụn chêm. Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của rách sụn chêm do chấn thương tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Thăm khám, ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của rách sụn chêm , đối chiếu dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh tổn thương rách sụn chêm trên cộng hưởng từ với tổn thương trong mổ. Kết quả: 100% có dấu hiệu đau khe khớp, 33,3% có dấu hiệu kẹt khớp, dấu hiệu Mc Murray gặp 83,3%, Appley 77,1% và Thessaly 47,9%. 87,5% trường hợp rách sụn chêm độ VI trên cộng hưởng từ, trong khi đó độ III chiếm 12,5%. Kết luận: Đau khe khớp và kẹt khớp là những dấu hiệu chính khiến người bệnh đến khám bệnh. 100% bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bởi rách sụn chêm độ III và IV, trong đó đa số là độ IV.
#rách sụn chêm #phẫu thuật nội soi
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP GỐI NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 504 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn tại Bệnh Viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 57 bệnh nhân (BN) với 57 khớp gối được chẩn đoán viêm khớp gối nhiễm khuẩn, được phẫu thuật nội soi trong thời gian từ tháng 9/2018 đến hết tháng 9/2020 tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai.Đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm KOOS. Kết quả: Nghiên cứu có24 BN nữ (chiếm 42,1%) và33 BN nam (chiếm 57.9%), với độ tuổi trung bình là 53,4±19,8 tuổi.Đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm KOSS ở thời điểm sau mổ 2 tháng so với trước mổ ghi nhận: điểm KOOS triệu chứng trung bình tăng từ 42±2,87 lên 80±2,56, điểm KOOS đau trung bình tăng từ 42±2,87 lên 83±2,14, điểm KOOS chức năng, cuộc sống hàng ngày tăng từ 40±3,06 tới 82±2,74, điểm KOOS chức năng, hoạt động thể thao và giải trí tăng từ 24±5,56 tới 56±5,12 và điểm KOOS chất lượng cuộc sống tăng từ 32±3,77 tới 79±4,01 và điểm KOOS trung bình tăng từ 36±3,47 tới 76±3,88. Cải thiện điểm KOOS sau mổ 2 tháng so với trước mổ ở tất cả các phương diện có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp gối nhiễm đem lại kết quả giảm đau tốt, cải thiện được chức năng của khớp  gối và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
#Viêm khớp gối nhiễm khuẩn #nội soi khớp gối #Bệnh Viện Bạch Mai
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP GỐI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI GỠ DÍNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Cứng khớp gối là một biến chứng phức tạp tiềm ẩn sau mỗi phẫu thuật hoặc chấn thương khớp gối. Có nhiều phương pháp điều trị biến chứng này trong đó phẫu thuật nội soi gỡ dính đang ngày càng được ưa chuộng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều chỉ ra rằng bệnh nhân cần một chương trình phục hồi chức năng toàn diện sau phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính. (2) Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi chức năng vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối. Đối tượng: 25 bệnh nhân được chẩn đoán cứng khớp gối sau chấn thương đã phẫu thuật nội soi gỡ dính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2020 đến tháng 7/2021. Phương pháp: tiến cứu, đánh giá trước và sau can thiệp, không có nhóm chứng. Kết quả: Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương ban đầu (76%). Gãy xương khác ngoài xương đùi và đứt dây chằng là 2 tổn thương thường gặp nhất, 52% bệnh nhân trong 2 nhóm trên có tổn thương phối hợp. Nhóm BN cứng gối sau phẫu thuật (23 BN) nhiều hơn nhóm điều trị bảo tồn (2 BN), tổn thương nội khớp (gãy xương nội khớp 40%, tổn thương phần mềm 60%) nhiều hơn tổn thương ngoại khớp (16%). Tầm vận động trung bình sau tập phục hồi chức năng 8 tuần (118,92± 14,06 độ) tăng 56 độ so với trước mổ (62,2±26,38 độ). Tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả phục hồi chức năng rất tốt tăng rõ rệt từ 8% (trước phẫu thuật) lên 92% và không có bệnh nhân loại trung bình và kém sau 8 tuần điều trị. Nhóm tổn thương ngoại khớp có điểm HSS trung bình sau điều trị cao nhất (95,5±3,11). Nhóm gãy xương khác có điểm HSS trung bình sau điều trị cao nhất (93,62±4,72). 52% bệnh nhân được phẫu thuật gỡ dính sau chấn thương 3-6 tháng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kết quả điều trị giữa các nhóm thời gian phẫu thuật gỡ dính. Kết luận: Phẫu thuật nội soi gỡ dính khớp gối kết hợp với một chương trình phục hồi chức năng toàn diện đem lại hiệu quả lớn trong gia tăng tầm vận động và cải thiện chức năng khớp gối. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng khớp gối là chấn thương ban đầu gây tổn thương nội khớp hay ngoại khớp, chấn thương gây xơ dính nội khớp hay ngoại khớp, điều trị chấn thương bằng phẫu thuật hay bảo tồn, thời gian phẫu thuật nội soi là yếu tố cần nghiên cứu thêm.
#Cứng khớp gối sau chấn thương #sau phẫu thuật nội soi gỡ dính
Tác dụng ức chế cảm giác-vận động theo vùng thần kinh chi phối khi gây tê ống cơ khép giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng ức chế cảm giác, vận động của thần kinh hiển, thần kinh chày và thần kinh mác chung khi gây tê ống cơ khép bằng dung dịch bupivacain nồng độ 0,25% liều 1mg/kg giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối. Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối, vô cảm bằng gây tê tủy sống, ASA I-II, BMI < 30, khi hết tác dụng của thuốc tê tủy sống, gây tê ống cơ khép giảm đau sau phẫu thuật bằng dung dịch bupivacain 0,25% liều 1mg/kg. Đánh giá mức độ ức chế cảm giác, vận động của thần kinh hiển, thần kinh chày và thần kinh mác chung tại các thời điểm sau gây tê 30 phút, 60 phút, thời gian khởi phát tác dụng ức chế cảm giác của thần kinh hiển, thần kinh chày và thần kinh mác chung, điểm VAS khi nghỉ và khi vận động tại các thời điểm sau gây tê 30 phút, 60 phút, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ. Kết quả: 100% bệnh nhân có ức chế cảm giác thần kinh hiển, 58,3% bệnh nhân có ức chế cảm giác thần kinh chày, 52,7% bệnh nhân có ức chế cảm giác thần kinh mác chung, 2,8% bệnh nhân có ức chế vận động cơ tứ đầu đùi, 0% ức chế vận động nhóm cơ chi phối bởi thần kinh chày và thần kinh mác chung. Thời gian khởi phát tác dụng ức chế cảm giác của thần kinh chày (n = 21) là 10,4 ± 10,2 phút, thần kinh mác chung (n = 19) là 12 ± 8,9 phút dài hơn thời gian khởi phát ức chế cảm giác của thần kinh hiển (n = 36) là 6,6 ± 2,7 phút, p<0,05. Điểm VAS khi nghỉ và khi vận động khớp gối < 4 tại tất cả các thời điểm nghiên cứu, p<0,05. Kết luận: Qua nghiên cứu thử nghiêm lâm sàng ở 36 bệnh nhân gây tê ống cơ khép bằng dung dịch bupivacain 0,25% giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối, 100% bệnh nhân ức chế cảm giác thần kinh hiển, 58,3% bệnh nhân ức chế cảm giác thần kinh chày, 52,7% bệnh nhân ức chế cảm giác thần kinh mác chung, 2,8% bệnh nhân có ức chế vận động cơ tứ đầu đùi. Thời gian khởi phát tác dụng ức chế cảm giác của thần kinh hiển, thần kinh chày và thần kinh mác chung lần lượt là: 6,6 ± 2,7, 10,4 ± 10,2, 12 ± 8,9 phút. Điểm VAS cả khi nghỉ và khi vận động đều < 4 tại các thời điểm sau gây tê ống cơ khép 30 phút, 60 phút, 3 giờ, 6 giờ, 12 giờ.
#Gây tê ống cơ khép #thần kinh hiển #thần kinh chày #thần kinh mác chung
So sánh các tác dụng không mong muốn của giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng
Mục tiêu: So sánh các tác dụng không mong muốn của hai phương pháp giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối là gây tê thần kinh đùi (truyền thuốc tê liên tục) và thần kinh hông to (tiêm thuốc tê một lần) dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê ngoài màng cứng (truyền thuốc tê liên tục). Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối được chia thành 2 nhóm bằng nhau: Nhóm 1 được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng, nhóm 2 được giảm đau sau mổ bằng gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to. Kết quả: Các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to so với gây tê ngoài màng cứng tương ứng là: Tỷ lệ buồn nôn chiếm 3,3% so với 20%, bí tiểu 0% so với 16,7%, tê chân 3,3% so với 23,3%. Kết luận: Phương pháp gây tê thần kinh đùi (truyền thuốc tê liên tục) và thần kinh hông to (tiêm thuốc tê một lần) dưới hướng dẫn của siêu âm ít gặp tác dụng không mong muốn hơn so với gây tê ngoài màng cứng khi giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối.
#Tác dụng không mong muốn #gây tê thần kinh đùi #gây tê thần kinh hông to #gây tê ngoài màng cứng #phẫu thuật nội soi khớp gối
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI BẰNG KỸ THUẬT TẤT CẢ BÊN TRONG SỬ DỤNG GÂN ĐỒNG LOẠI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 510 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật tất cả bên trong sử dụng gân đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 55 bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước khớp gối được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kĩ thuật tất cả bên trong sử dụng gân đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức trong khoảng thời gian từ tháng 06/2019 đến tháng 03/2021. Kết quả: 55 bệnh nhân gồm 36 nam (65,5%), 19 bệnh nhân nữ (34,5%); Tuổi trung bình 36.24 ± 10.43, tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 59; tai nạn giao thông (40%), tai nạn trong thể thao (38.2%). Điểm Lysholm trung bình bệnh nhân trước mổ là: 45,04 ± 12.43 điểm. Chụp cộng hưởng từ khớp gối: 48 bệnh nhân thấy rõ hình ảnh đứt dây chằng chéo trước, 07 bệnh nhân thấy hình ảnh đứt bán phần dây chằng chéo trước, 14 bệnh nhân kèm theo rách sụn chêm trong, 15 bệnh nhân rách sụn chêm ngoài và 03 bệnh nhân rách cả 2 sụn chêm; Chất liệu sử dụng tái tạo dây chằng chéo trước là 2 loại gân đồng loại (gân Achilles (63,6%) và gân mác dài). Chiều dài gân trung bình 64.18 ± 4.78 mm, ngắn nhất là 60 mm và dài nhất là 70 mm. Đường kính gân trung bình 9.52 ± 0.74 mm. Kết quả khám lại 6 tháng sau mổ nghiệm pháp Lachman và Pivot – Shift âm tính. Chức năng khớp gối theo Lysholm: tốt và rất tốt (89.1%), trung bình (10.9%). Kết luận: Gân Achilles và gân mác dài đồng loại tại ngân hàng mô Bệnh viện Việt Đức sử dụng tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật tất cả bên trong bước đầu cho hiệu quả an toàn, chức năng khớp gối cải thiện tốt.
#Dây chằng chéo trước #phẫu thuật nội soi khớp gối #mảnh ghép gân đồng loại
Phẫu thuật nội soi cố định diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật 2 đường hầm - một số nhận xét kết quả ban đầu
Tóm tắt Mục tiêu: Nhận xét kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi cố định diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật 2 đường hầm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 19 bệnh nhân được chẩn đoán bong diện bám dây chằng chéo trước khớp gối độ III, IV tuổi từ 22 đến 46 (tuổi trung bình 33,8) được phẫu thuật nội soi cố định lại diện bám dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật qua 2 đường hầm. Kết quả được đánh giá bằng khám lâm sàng, phim X-quang, thang điểm Lysholm, dụng cụ KT-1000 đánh giá độ vững khớp gối và thước đo góc đánh giá biên độ vận động khớp gối. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 4,46 tháng (từ 2 đến 7 tháng). Thang điểm Lysholm và biên độ khớp gối không đánh giá trước phẫu thuật bởi đa số bệnh nhân đều mới chấn thương. Sau phẫu thuật, điểm Lysholm trung bình là 92,6 (từ 82 đến 100 điểm), đánh giá mức độ trượt ra trước của mâm chày bên chân phẫu thuật bằng KT-1000 trung bình là 1,57mm (từ 0 - 4mm) so với chân lành. Sau phẫu thuật, biên độ hạn chế gấp gối trung bình là 5,7ᵒ (từ 0 - 20ᵒ) so với bên lành và không có bệnh nhân nào hạn chế biên độ duỗi gối. Kết luận: Điều trị bong diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi cố định diện bám bằng kỹ thuật 2 đường hầm cho kết quả ban đầu rất khả quan. Cần theo dõi và đánh giá kết quả điều trị trong thời gian dài hơn. Từ khóa: Nhổ diện bám dây chằng chéo trước, 2 đường hầm.  
#Nhổ diện bám dây chằng chéo trước #2 đường hầm
13. NHỒI MÁU NÃO SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TƯ THẾ NGỒI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số CD9 - Hội Gây mê Hồi sức - Trang - 2024
Nhồi máu não là một biến chứng nghiêm trọng trong những phẫu thuật sử dụng tư thế ngồi nói chung và đặc biệt là phẫu thuật khớp vai nói riêng. Tư thế ngồi, hay còn gọi là tư thế “ghế bãi biển”, ngày càng được phẫu thuật viên sử dụng thường xuyên vì sự ưu việt của trường phẫu thuật và giảm tỷ lệ tổn thương đám rối cánh tay do lực kéo. Tuy nhiên, tỷ lệ các biến chứng huyết động do tư thế tăng lên, trong đó nhồi máu não hệ quả của việc hạ huyết áp kéo dài ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy cho não. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu não nghiêm trọng sau mổ, bệnh nhân nam 50 tuổi được phẫu thuật nội soi khớp vai, tư thế ngồi, có tiền sử cao huyết áp điều trị thường xuyên, không rõ hẹp động mạch cảnh. Sau khi khởi mê ổn định và thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, huyết áp giảm, xử lý bằng bù dịch và sử dụng Ephedrine trong 5 phút, huyết áp dần ổn định và quay về mức huyết áp của bệnh nhân trước khởi mê. Quá trình phẫu thuật và duy trì mê sau đó diễn ra tương đối thuận lợi với huyết áp dao động thấp hơn 10% so với huyết áp nền. Sau quá trình thoát mê và rút ống nội khí quản, chúng tôi đánh giá thấy bệnh nhân kích thích, có dấu hiệu thất ngôn, liệt thần kinh VII trung ương phải và liệt nửa người phải. Phim chụp MRI có hình ảnh thiếu máu não diện rộng bán cầu trái và hẹp động mạch cảnh trong trái đoạn tận. Bệnh nhân được chuyển sang trung tâm đột quỵ theo dõi, sau 2 tuần điều trị, tri giác và vận động đã cải thiện nhưng chức năng thần kinh không phục hồi hoàn toàn.
#Tụt huyết áp #tư thế ngồi #nội soi khớp vai #thiếu máu não
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SỤN CHÊM HÌNH ĐĨA QUA NỘI SOI KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Sụn chêm hình đĩa là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, tỉ lệ mắc từ 1 - 5%, trong đó hay gặp ở sụn chêm ngoài (0,4 - 17%), ở sụn chêm trong hiếm gặp hơn (0,06 - 0,3%). Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình sụn chêm hình đĩa qua phẫu thuật nội soi khớp gối tại bệnh viện Việt Đức. Phương pháp: mô tả cắt ngang hồi cứu trên 30 bệnh nhân, tuổi từ 9 đến 56 tuổi, được phẫu thuật nội soi khớp gối tạo hình sụn chêm hình đĩa. Đánh giá kết quả theo thang điểm Lysholm. Thời gian theo dõi trung bình 22,2 tháng. Kết quả: 98% bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt, 2% bệnh nhân đạt kết quả trung bình, không có bệnh nhân đạt kết quả kém. Không ghi nhận trường hợp nào gặp biên chứng hay di chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình sụn chêm qua nội soi khớp gối hiện nay là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh lý sụn chêm hình đĩa. 
#Sụn chêm hình đĩa #nội soi khớp gối #tạo hình sụn chêm
Tổng số: 24   
  • 1
  • 2
  • 3